Thu gom đồ dơ và phân loại đồ cần giặt, đánh dấu phân biệt đồ vải và chất liệu đồ vải để có mẻ giặt theo từng loại máy giặt phù hợp.
Đem vào bồn ngâm để xử lý làm sạch sơ bộ và tẩy điểm những vết dơ cứng đầu bằng máy tẩy điểm và hóa chất chuyên dụng
>>> Các cách thức phân loại đồ như sau:
- Phân loại theo chất liệu: Khăn - Hấp thụ nước nhiều hơn; Ga (Chứa nhiều sợi Nilon) hấp thụ nước ít hơn. Chất liệu làm quần áo (đồ mặc hằng ngày, sơ mi, len, dạ , nhung, nỉ, da, đồ lông vũ...);
- Phân loại theo vết bẩn: Chia đồ bẩn ít riêng, đồ bẩn nhiều riêng để tránh giây vết bẩn vào nhau;
- Phân loại theo loại vải, màu sắc: Nên giặt đồ trắng riêng, đồ màu riêng;
- Phân loại theo SIZE sản phẩm: Đồ to riêng, đồ nhỏ riêng (Khăn nhỏ giặt riêng, khăn to giặt riêng, chăn ga giặt riêng...);
Chú ý: các đồ nhiều màu, chất liệu mỏng như áo dài veston, lụa tơ tằm ,... sẽ phải giặt riêng. Các loại này có thể dùng máy giặt khô để giặt.
>>> Xử lý vết bẩn:
Đem đồ cần giặt vào bồn ngâm để làm sạch sơ bộ, dùng máy tẩy điểm và hóa chất giặt tẩy để tẩy những vết bẩn cứng đầu nhất;
Đối với đồ cao cấp có thể tẩy điểm bằng hóa chất chuyên dụng trước khi đưa vào máy giặt khô.
BƯỚC 2: GIẶT
Đưa đồ vả đã phân loại vào máy giặt vắt phù hợp công suất máy và chọn chế độ giặt phù hợp. Máy giặt vắt (giặt ướt) công nghiệp có công suất giặt là 35kg/mẻ, 50kg/ mẻ.... Máy giặt khô có công suất 20kg/mẻ.
Phụ thuộc vài từng nhóm vải đã phân loại, bạn cần cài đặt các chương trình riêng cho phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất, cân đối về thời gian giặt, lượng hóa chất sử dụng trong mỗi mẻ khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng giặt trong bước này bao gồm:
+ Hóa chất sử dụng.
+ Thời gian giặt.
+ Nhiệt độ.
+ Tác động cơ học của máy giặt.
+ Cuối cùng là quy trình thao tác của người làm
Lưu ý: Ngoài việc đã cài đặt chương trình giặt cũng như hóa chất sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần cân vải trước khi cho vào lồng giặt, quan sát bằng mắt để đảm bảo không đưa đồ vào quá nhiều.
+ Đối với chất liệu hút nước nhiều như chất liệu Cotton thì cân tăng 115 -130% công suất máy.
+ Đối với chất liệu hút nước ít thì cân khoảng 90-95% công suất máy.
+ Đối với chất liệu 100% Nilon thì chỉ cân khoảng 80-90% công suất máy.
- Khi tiến hành cấp nước lần 1, bạn cần quan sát thấy độ hở ở trong lồng khi nhìn qua cửa kính theo hướng 4-11h thấy khoảng trống khoảng 20% là được. Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe tiếng va đập của nước ở trong lồng.
- Không nên lạm dụng nước giặt, nước xả và chất tẩy quá nhiều trong quá trình giặt vì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của vải.
BƯỚC 3: SẤY KHÔ
Sau quá trình giặt vắt thì chuyển đồ sang công đoạn sấy khô.
Tùy chỉnh chương trình sấy của máy sấy công nghiệp sao cho phù hợp với thời gian và nhiệt độ sấy.
Phụ thuộc vào từng nhóm vải cần cài đặt chương trình sấy với thời gian sấy khác nhau để đảm bảo đồ vải sau khi sấy không bị quá khô hay vải bị co, cháy vải.
Nên lưu ý, sấy ở nhiệt độ vừa phải, không quá thấp hay quá cao, thời gian sấy nên kéo dài ra.
BƯỚC 4: HOÀN THIỆN
Phân loại đồ phù hợp dùng máy ủi cuốn/ ủi phẳng hay ủi form, ủi ép.
+ Là lô: thường là các loại ga như: ga giường, ga chăn, vỏ gối,...
+ Cầu là đơn, cầu là đa chức năng: dùng cho đồ bộ, quần tây, áo sơ mi
+ Thổi form: phù hợp với các loại áo dài , đồ veston dùng máy thổi form để phục hồi dáng ban đầu.
Các loại như khăn mặt, khăn tắm thì thường không nên ủi vì các loại khăn này luôn cần sự mềm mại của các sợi vải tự nhiên.
Video xưởng giặt là công nghiệp tại Huế